Chuyển tới nội dung
Home » TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH THỦY CANH

TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH THỦY CANH

  • bởi

TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH THỦY CANH

1.      Khái niệm thủy canh

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không sử dụng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc có sử dụng giá thể. Giá thể có tác dụng giúp cho cây đứng vững, có tác dụng giữ nước và có tính tơi xốp, tạo độ thoáng cho rễ phát triển. Giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn,… Thường được định nghĩa như là “trồng cây trong nước” hoặc “trồng cây không cần đất”, kỹ thuật thủy canh được coi là một hướng đi tiềm năng theo xu hướng nông nghiệp công nghệ cao, sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

Hình 1: Mô hình trồng rau thủy canh

2.      Ưu nhược điểm của phương pháp trồng thủy canh

  • Ưu điểm

– Thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc tính không cần sử dụng đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng, bạn có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí, địa hình khác nhau như trên tầng thượng, sau nhà, dưới hầm…

– Không phải làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước, thuốc trừ sâu… Việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc. Người già, trẻ em, phụ nữ đều có thể tham gia hiệu quả.

READ  MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÒ

– Năng suất cao, có thể trồng được nhiều vụ. Các chất dinh dưỡng trong phân bón được thẩm thấu trực tiếp vào rễ cây mà không bị cản trở bởi bất kỳ vấn đề nào. Ngòai ra thủy canh còn cho phép trồng liên tục, trồng gối đầu nên năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với trồng ngoài đất.

– Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng.

– Tiết kiệm nước. Hệ thống thủy canh sử dụng nước đựng trong các bồn chứa nên nước không bị thất thoát do thấm, mặt khác nước được tái sử dụng tuần hoàn nên hiệu quả sử dụng nước lớn hơn nhiều so với trồng ngoài môi trường đất.

– Cùng một diện tích trồng, có thể trồng được nhiều loại rau theo từng tầng, từng bậc, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của gia đình, tiết kiệm tối đa diện tích trồng.

– Có thể sử dụng kết hợp với bể nuôi cá, lấy phân cá thải ra xử lý thành chất hữu cơ bón cho cây, tạo thành một hệ sinh thái khép kín. Sản phẩm thu được là cá tươi sạch và rau xanh.

  • Nhược điểm

– Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần trong nhiều vụ nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đầu.

READ  Viên nén ươm hạt giống bằng xơ dừa

– Việc pha chế dung dịch thủy canh đòi hỏi tính chính xác cao, đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh tình trạng rau bị thừa hay thiếu dưỡng chất, ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng

– Rau thủy canh sống trong nước nên khi thu hoạch, nếu không bảo quản đúng cách sẽ nhanh héo vì lượng nước giảm mạnh.

3.      Các mô hình trồng thủy canh cơ bản

Hiện nay, người ta chia thủy canh làm 3 loại chính: thủy canh hồi lưu, thủy canh không hồi lưu ( thủy canh tĩnh), khí canh.

Thủy canh hồi lưu: là hình thức thủy canh bằng cách dùng một hệ thống thùng chứa dung dịch dinh dưỡng và bơm tuần hoàn lên những ống trồng rau thủy canh, cây nhờ vào dung dịch thủy canh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhờ sự dẫn truyền chất dinh dưỡng bằng một máy bơm.

Hình 2: Mô hình nhà trồng rau thủy canh

Hình 3: Mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu cải tiến

Hình 4: Mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu trong nhà lưới

Thủy canh tĩnh: Là hệ thống sử dụng thùng để chứa dung dịch thủy canh, phần bệ giữ các cây thường làm bằng chất dẻo nhẹ như xốp và đặt nổi ngay trên dung dịch dinh dưỡng, rễ cây ngập chìm trong nước có chứa dung dịch dinh dưỡng. Vì môi trường thiếu khí oxy nên cần có 1 máy bơm bơm khí vào khối sủi bọt để cung cấp oxy cho rễ. Hệ thống thủy canh dạng này thường dùng phổ biến trong dạy học. Hệ thống ít tốn kém, có thể tận dụng bể chứa nước hay những bình chứa không rỉ khác.

READ  TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY DỨA

Hình 5: Hệ thống thủy canh tĩnh

Hình 6: Rễ rau thủy canh tĩnh tiếp xúc trực tiếp với nước

Khí canh: là hệ thống thủy canh dạng kỹ thuật cao nhất. Giống như hệ thống màng dinh dưỡng, chất trồng chủ yếu là không khí. Rễ phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng. Việc phun sương thường được thực hiện mỗi vài phút. Như vậy, cây vừa có đủ thức ăn, vừa có đủ nước uống và luôn có không khí để thở. Hiện nay, khí canh được ứng dụng trong mô hình trồng khoai tây.

Hình 7: Mô hình khí canh

Hình 8: Mô hình khí canh

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thủy canh. Trong tương lai, đây sẽ là mô hình không chỉ áp dụng tại các trang trại lớn với quy mô sản xuất thương mại mà còn được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình ở các thành phố lớn cho việc tự cung tự cấp rau tại nhà.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *