Chuyển tới nội dung
Home » TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÁC CÂY RAU ĂN LÁ

TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÁC CÂY RAU ĂN LÁ

  • bởi

TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÁC CÂY RAU ĂN LÁ

  1. Sơ lược về rau ăn lá

Rau ăn lá là tập hợp các giống cây trồng ngắn ngày, và sản phẩm chính của chúng là lá. Có thể kể ra một số loại rau được trồng phổ biến ở nước ta hiện nay như: xà lách, hành, thì là, rau mùi, su hào, các loại rau cải, mồng tơi, ngải cứu, rau má, rau dền, rau muống,… Do được trồng ngắn ngày (1 – 2 tháng) nên bộ rễ của rau ăn lá phát triển khá nông (từ 30 – 60 cm), và một đặc điểm nữa là ưa ẩm. Rau ăn lá có thể được trồng bằng cách rắc hạt hoặc trồng cây con.

Hình 1 Bắp cải, xà lách (nhiều loại) và hành hoa là những loại rau ăn lá đặc trưng

  1. Giai đoạn sinh trưởng và chế độ tưới cho rau ăn lá

Các giai đoạn sinh trưởng của rau ăn lá có thể chia làm ba giai đoạn chính: gieo trồng – bén rễ, lá non – phát triển, và thu hoạch. Độ ẩm thích hợp đối với rau là từ 70 – 85 % độ ẩm đồng ruộng. Việc xác định độ ẩm đơn giản nhất có thể dựa vào trực giác như bảng sau:

Bảng  1 Xác định sơ bộ độ ẩm đất bằng trực giác (theo TCVN 8641 – 2011)

Loại đất Loại ruộng Độ ẩm của đất
(% độ ẩm tối đa đồng ruộng)
Từ 50 đến 60 Từ 70 đến 75 Từ 80 đến 85 Từ 90 đến 95
Đất cát pha Ruộng màu Đất không  vo thành viên được. Đất không vo thành viên được, sờ thấy đất ẩm. Đất sờ thấy ướt, giấy thấm bị ẩm dần Khi ấn tay xuống đất thấy có nước trên mặt đất.
Ruộng lúa Mặt ruộng nứt nẻ, để nghiêng bàn chân lọt. Mặt ruộng nứt nẻ, để nghiêng bàn chân lọt. Mặt ruộng có giun đùn. Mặt ruộng nhão.
Đất thịt nhẹ và trung bình Ruộng màu Đất không  vo thành viên được. Đất không vo thành viên được, ấn bị vỡ. Đất vo thành viên, ấn bị biến dạng. Đất se thành sợi không đứt
Ruộng lúa Mặt ruộng nứt nẻ, để nghiêng bàn chân lọt. Mặt ruộng nứt chân chim. Mặt ruộng có giun đùn. Mặt ruộng nhão.
Đất thịt nặng Ruộng màu Đất không  vo thành viên được; ấn bị vỡ. Đất không vo thành viên được, ấn bị vỡ. Đất vo thành viên, ấn bị biến dạng. Đất se thành sợi không vỡ, uốn cong vòng tròn không đứt.
Ruộng lúa Mặt ruộng nứt nẻ, để nghiêng bàn chân lọt. Mặt ruộng nứt chân chim. Mặt ruộng có giun đùn. Mặt ruộng nhão.

Với các loại rau ăn lá không quá phức tạp về kỹ thuật chăm sóc, hầu như chỉ cần tưới nước như rau muống, hành, thì là, rau mùi, mồng tơi, ngải cứu, rau má,… thì chỉ cần tưới sao cho đất đảm bảo độ ẩm tối ưu. Xác định độ ẩm đơn giản có thể dựa vào thời tiết, quan sát bằng mắt thường và tiếp xúc bằng tay như bảng trên. Phương pháp tưới phù hợp với rau ăn lá thường là tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt.

READ  THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI PHUN MƯA (PHẦN 1)

Với các cây trồng cần có hiểu biết về kỹ thuật canh tác như súp lơ, bắp cải có thể tham khảo như sau (theo TCVN 8641 – 2011):

  • Súp lơ
    • Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của cây súp lơ:

Độ ẩm đất thích hợp đối với cây súp lơ phụ thuộc vào các thời kỳ sinh trưởng của nó, dao động trong khoảng từ 70 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng:

– Gieo hạt: độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

– Ra luống đến trải lá bàng và bắt đầu ra hoa: độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

– Ra hoa đến thu hoạch: độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.

  • Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng

Thời kỳ từ gieo hạt đến ra luống:

– Gieo hạt xong, trên luống được phủ lớp rơm rạ (trấu), mỗi ngày một lần tưới ẩm;

– Khi cây mọc, bóc bỏ lớp phủ, hàng ngày tưới từ 1 lần đến 2 lần vào sáng sớm và chiều mát;

– Khi cây có từ 3 lá đến 4 lá tới lúc nhổ ra luống trồng, hàng ngày tưới từ 1 lần đến 2 lần.Cần tưới đủ ẩm trước khi nhổ cây ra luống (nhổ lúc trời mát hoặc chiều tối).

Thời kỳ từ bén rễ đến bắt đầu ra hoa:

– Từ khi ra luống tới khi bén rễ: tưới đủ ẩm, mỗi ngày tưới một lần;

– Từ lúc bén rễ tới lúc trải lá bàng: mỗi lần tưới cách nhau từ 1 ngày đến 2 ngày;

– Từ lúc khép tán tới lúc ra hoa: mỗi lần tưới cách nhau từ 3 ngày đến 5 ngày.

Thời kỳ từ khi ra hoa tới khi thu hoạch: mỗi lần tưới cách nhau từ 4 ngày đến 5 ngày.

Tổng mức tưới toàn vụ từ 2 500 m3/ha đến 3 500 m3/ha.Số lần tưới từ 10 lần đến 12 lần với mức tưới mỗi lần từ 250 m3/ha đến 300 m3/ha.Tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát.

Chú thích: Thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ ra hoa và phát triển hoa.

  • Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu

Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới như sau:

+ Lượng mưa nhỏ hơn 10 mm: cần tưới đủ mức tưới;

+ Lượng mưa từ 10 mm đến 20 mm: cần tưới bổ sung từ 1/2 mức tưới đến 1/3 mức tưới;

+ Lượng mưa trên 20 mm: coi như một lần tưới.

+ Khi xuất hiện trận mưa lớn phải kịp thời tiêu ngay, không được để đọng nước trong rãnh quá một ngày đêm.

+ Khi nhiệt độ không khí cao (vùng Bắc bộ) hoặc khô hanh (vùng Sa Pa, Đà Lạt) cần tưới mát cho cây thường xuyên với mức tưới nhỏ.

READ  CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO CÂY NGƯU TẤT

– Vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp dưới mức bình thường cần tưới chống lạnh với mức tưới bằng 1/2 mức tưới mỗi lần.

Những trường hợp sau đây không cần tưới:

+ Trước khi thu hoạch từ 7 ngày đến 10 ngày;

+ Trong quá trình phun thuốc trừ sâu.

Kết hợp tưới với các lần bón thúc phân vô cơ:

+ Khi cây hồi xanh (sau khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày);

+ Khi trải lá bàng (sau khi trồng từ 20 ngày đến 25 ngày);

+ Trước khi cây ra hoa (sau khi trồng từ 35 ngày đến 40 ngày).

  • Bắp cải
    • Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của cây bắp cải

Độ ẩm đất thích hợp đối với cây bắp cải phụ thuộc vào các thời kỳ sinh trưởng của nó, dao động trong khoảng từ 70 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng:

– Từ lúc ra luống đến bén rễ hồi xanh và trải lá bàng: độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

– Từ trải lá bàng đến cuộn và phát triển bắp: độ ẩm thích hợp từ 80 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.

  • Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng

Thời kỳ từ gieo hạt đến ra luống:

– Gieo hạt xong, trên luống được phủ lớp rơm, trấu dày từ 1 cm đến 2 cm, mỗi ngày tưới từ 1 lần đến 2 lần và tưới liên tục trong 3 ngày đến 4 ngày;

– Khi cây mọc thì bóc bỏ lớp phủ rơm rạ, ngừng tưới từ 1 ngày đến 2 ngày, sau đó cứ cách 2 ngày tưới một lần;

– Trước khi ra luống (có từ 5 lá thật tới 6 lá thật), ngừng tưới từ 3 ngày đến 4 ngày để luyện cây con. Cần tưới đủ ẩm trước khi nhổ cây ra luống, nhổ lúc trời mát hoặc chiều tối.

Thời kỳ ra luống đến hồi xanh:

– Từ ra luống tới bén rễ: mỗi ngày tưới từ 1 lần tới 2 lần;

– Từ lúc bén rễ tới lúc hồi xanh: cứ cách 2 ngày tưới một lần với mức tưới từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha.

Thời kỳ từ khi hồi xanh tới trải lá bàng: Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết mà các lần tưới có thể cách nhau từ 3 ngày đến 5 ngày với mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha.

Thời kỳ từ trải lá bàng đến cuộn và phát triển bắp:Thời kỳ này cần nhiều nước, mỗi lần tưới cách nhau từ 3 ngày đến 5 ngày với mức tưới 300 m3/ha.

Số lần tưới và mức tưới cả vụ như sau:

– Vụ sớm và chính vụ: có từ 6 lần tưới đến 8 lần tưới với tổng lượng nước tưới cả vụ từ 1500 m3/ha đến 2 000 m3/ha;

– Vụ muộn: có từ 8 lần tưới đến 10 lần tưới với tổng mức tưới cả vụ từ 2 000 m3/ha đến 2 500 m3/ha.

Chú thích:

1) Thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ cuộn và phát triển bắp.

READ  TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP KHÍ CANH

2) Trong điều kiện thời tiết bình thường, mức tưới mỗi lần tưới phụ thuộc vào loại đất trồng: đất có thành phần cơ giới trung bình và đất pha cát mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha. Đất thịt và đất thịt pha cát mức tưới từ 300 m3/ha đến 400 m3/ha.

  • Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu

Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới như sau:

– Lượng mưa nhỏ hơn 10 mm: cần tưới đủ mức tưới;

– Lượng mưa từ 10 mm đến 20 mm: cần tưới bổ sung từ 1/2 mức tưới đến 1/3 mức tưới;

– Lượng mưa trên 20 mm: coi như một lần tưới.

– Khi xuất hiện trận mưa lớn phải kịp thời tiêu ngay, không được để đọng nước trong rãnh quá một ngày đêm.

– Khi nhiệt độ không khí cao (vùng Bắc bộ) hoặc khô hanh (vùng Sa Pa, Đà Lạt) cần tưới mát cho cây thường xuyên với mức tưới nhỏ.

– Vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp dưới mức bình thường cần tưới chống lạnh với mức tưới bằng 1/2 mức tưới mỗi lần.

Những trường hợp sau đây không cần tưới:

– Trước khi thu hoạch từ 7 ngày đến 15 ngày;

– Trong quá trình diệt trừ sâu bệnh;

– Khi bắp cải đã cuộn, gặp trời nồm và nóng.

Kết hợp tưới với các lần bón thúc phân vô cơ:

– Khi cây hồi xanh (sau khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày);

– Khi trải lá bàng (sau khi trồng từ 20 ngày đến 25 ngày);

– Thời kỳ cuộn và phát triển bắp (sau khi trồng từ 30 ngày đến 35 ngày).

Hình 2: Tưới phun mưa cho bắp cải

Lời khuyên:

– Đặt một chai nhựa ngược xuống đất và theo dõi độ ngưng tụ bên trong, người dân có thể theo dõi được lượng bốc hơi của nước trong lòng đất. Khi các giọt nước ít đi, đó là lúc cần phải tưới (theo Nestlé VN).

– Người dân có thể dùng một lon sữa đặc rỗng để đo lượng mưa. Ví dụ, nếu một lon sữa chuẩn chứa 1/6 lượng nước mưa, thì các cây gần đó đã nhận khoảng 100 lít nước. Lượng nước tưới sau đó có thể được điều chỉnh cho phù hợp (theo Nestlé VN).

– Có thể chia một đợt tưới ra thành các đợt tưới nhỏ, miễn là đảm bảo tổng lượng nước của các đợt tưới bằng với mức tưới trong bảng 1 để đảm bảo độ ẩm tối ưu.

– Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ truyền thống, các loại mùn tự nhiên để bảo vệ đất, tránh về lâu về dài đất sẽ bạc màu, chai  cứng; hạn chế sử dụng phân vô cơ như NPK, Đầu Trâu, … vì dùng lâu dài sẽ gây thoái hóa đất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *