Chuyển tới nội dung
Home » TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY BƯỞI

TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY BƯỞI

  • bởi

TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY BƯỞI

  1. Sơ lược về cây Bưởi

Cây Bưởi thuộc nhóm cây có múi (cùng với cam, quýt,…), là một trong những cây ăn quả chủ lực được trồng phổ biến ở hầu khắp các vùng, miền ở Việt Nam bao gồm 70 giống khác nhau. Thực tế ứng với từng loại đất và điều kiện khí hậu ở từng địa phương khác nhau đã tạo nên những giống Bưởi có hương vị khác nhau, và nó đặc biệt đến mức đã trở thành thương hiệu như bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Năm Roi (trồng nhiều ở Vĩnh Long, Hậu Giang), bưởi Phú Diễn (Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Da Xanh (Bến Tre)… Quả Bưởi là loại quả cao cấp, có giá trị về mặt dinh dưỡng và kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu với số lượng lớn.

Hình 1 Cây Bưởi   Hình 2 Hoa Bưởi

Bưởi là loại cây to thân gỗ, cao trung bình 3 – 4 m ở tuổi trưởng thành, thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Cành có gai dài, nhọn. Lá có gan hình mang, lá hình trứng, dài 11–12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to. Hoa thuộc loại hoa kép, mọc thành chùm 6-10 bông và có mùi hương rất dễ chịu. Quả hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống. Hoa bưởi có màu trắng, nhỏ (theo Wikipedia).

READ  Lưới chắn côn trùng chống UV

Rễ Bưởi thuộc loại rễ cọc, phát triển mạnh mẽ, và có đặc tính ăn ngang ăn dọc. Mặt khác Bưởi là loại cây ăn quả, thân gỗ, tán rộng do đó cần trồng với khoảng cách hợp lý, tránh trồng dày (đề xuất 5 x 5 m). Rễ Bưởi ưa thoáng khí, rất nhanh thối khi bị ngập lâu trong nước nên cần đào rãnh tiêu thoát nước trong vườn.

Dựa vào hình thái rễ, đặc điểm sinh trưởng (cây gỗ, tán rộng) và mật độ trồng của cây (trung bình khoảng 400 cây/ha, khoảng cách 5 x 5 m), phương pháp tưới tiết kiệm cho cây Bưởi được khuyến nghị sử dụng là phương pháp tưới nhỏ giọt quấn quanh gốc.

  1. Giai đoạn sinh trưởng và chế độ tưới cho cây Bưởi

Bưởi có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa. Thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm.

Giai đoạn sinh trưởng của cây Bưởi được chia làm 2 chu kỳ chính: chu kỳ lớn (là giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây) và chu kỳ nhỏ (giai đoạn kinh doanh của cây, cho trái ổn định). Giai đoạn kiến thiết cơ bản diễn ra từ 1 – 3 năm kể từ khi trồng. Tới giai đoạn kinh doanh là giai đoạn chính của cây, và cây bắt đầu cho thu hoạch.

Đối với Bưởi, công thức tưới cho hiệu quả cao nhất cho phép duy trì độ ẩm trong đất ở mức 60 – 70% độ ẩm đồng ruộng. Cây bưởi trong một năm cần 4 – 5 đợt tưới, lượng nước tưới mỗi đợt khoảng từ 132 – 176 m3/ha:

READ  Béc phun sương CoolNet Pro

Bảng  1  Chế độ tưới giai đoạn kinh doanh của cây bưởi (Sóc Sơn – TP Hà Nội)

Chỉ tiêu Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng
Sau thu hoạch – Ra hoa Ra hoa – Quả nhỏ Quả nhỏ – Thu hoạch Cả năm
Thời gian tưới Tháng 1 – 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 – 10
Số đợt tưới 1 1 1 1 – 2 4 – 5
Mức tưới mỗi đợt (m3/ha) 176 176 132 132
Tổng lượng nước tưới (m3/ha/năm) 616 – 748

 


Hình
3 Tưới nhỏ giọt quấn quanh gốc cho cây bưởi

Lời khuyên:

  • Để quy đổi mức tưới mỗi lần ra lượng nước tưới sử dụng cho một cây và thời gian tưới cho một cây, có thể áp dụng các công thức sau (mức tưới mỗi lần lấy theo bảng trên, đơn vị là m3/ha):

Bảng  2 Quy đổi mức tưới mỗi lần ra mức tưới mỗi gốc Bưởi (với vườn 400 gốc/ha)

Mức tưới mỗi lần (m3/ha) Mức tưới một gốc (lít)
132 330
176 440
  • Đặt một chai nhựa ngược xuống đất và theo dõi độ ngưng tụ bên trong, người dân có thể theo dõi được lượng bốc hơi của nước trong lòng đất. Khi các giọt nước ít đi, đó là lúc cần phải tưới (theo Nestlé VN).
  • Người dân có thể dùng một lon sữa đặc rỗng để đo lượng mưa. Ví dụ, nếu một lon sữa chuẩn chứa 1/6 lượng nước mưa, thì các cây gần đó đã nhận khoảng 100 lít nước. Lượng nước tưới sau đó có thể được điều chỉnh cho phù hợp (theo Nestlé VN).
  • Có thể chia một đợt tưới ra thành các đợt tưới nhỏ, miễn là đảm bảo tổng lượng nước của các đợt tưới bằng với mức tưới trong bảng 1 để đảm bảo độ ẩm tối ưu.
  • Các khu canh tác nên trồng cỏ lạc hoặc các loại cây họ đậu để tăng lượng đạm tự nhiên cho cây trồng, giúp đất canh tác phát triển bền vững.
  • Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ truyền thống, các loại mùn tự nhiên để bảo vệ đất, tránh về lâu về dài đất sẽ bạc màu, chai cứng; hạn chế sử dụng phân vô cơ như NPK, Đầu Trâu, … vì dùng lâu dài sẽ gây thoái hóa đất.
  • Ở những vùng khác, trồng Bưởi cần dựa vào điều kiện khí hậu và đất đai để điều chỉnh mức tưới phù hợp. Có thể áp dụng các mẹo đo lượng mưa và lượng bốc hơi ở trên, kết hợp với bảng 1 và kinh nghiệm tưới tại địa phương để căn chỉnh.
  • Nên tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ để giữ ẩm cho gốc, hạn chế thất thoát nước do bốc hơi.
READ  TRỒNG RAU KHÍ CANH - CÔNG NGHỆ TRỒNG RAU HỮU CƠ CỦA MỸ


Hình
4 Tủ gốc cho cây bưởi

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *