Chuyển tới nội dung
Home » TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY DỨA

TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY DỨA

  • bởi

TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY DỨA

  1. Sơ lược về cây Dứa

Dứa là một trong những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế hàng đầu ở nước ta, được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Là cây trồng trong khí hậu nhiệt đới, nên Dứa ưa ấm áp, nhiệt độ sinh trưởng bình quân khoảng 22 – 27oC. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cây ngừng sinh trưởng. Cây Dứa ưa ánh sáng, ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Ở Việt Nam, Dứa được trồng phân bố ở khắp các tỉnh thành. Tiền Giang là tỉnh trồng nhiều nhất, năm 2017 sản lượng của cả tỉnh đạt 201.000 tấn.


Hình 1 Vườn dứa

Cây Dứa không kén đất trồng. Đất đồi dốc, phèn nhẹ đều có thể trồng được bởi vì đặc tính của Dứa vốn là cây chịu hạn, chịu phèn tốt. Chiều sâu tầng đất canh tác từ 0,3 – 0,6 m. Khoảng cách trồng dày, nên có thể áp dụng tưới phun mưa (nếu lượng nước dồi dào) hoặc tưới nhỏ giọt (trồng ở vùng ít nước) đều được.

  1. Giai đoạn sinh trưởng và chế độ tưới cho cây Dứa

Ở miền Bắc có 2 thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu (tháng 8-9). Trồng vụ xuân cây sinh trưởng gặp thời tiết ấm áp, có mưa, thuận lợi cho việc tích lũy dinh dưỡng để ra hoa sớm và cho quả to. Trồng vụ này nên trồng những chồi già và lớn, cuối năm có thể ra hoa thuận lợi. Nếu trồng chồi non và nhỏ, cây cũng ra hoa nhưng không đều và quả nhỏ.

Ở miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 4-6. Đến cuối năm cây lớn gặp thời tiết tương đối khô và lạnh, ngày ngắn, cây ra hoa thuận lợi và thu hoạch quả vào tháng 5-6 năm sau.

Riêng ở miền Trung trồng vào tháng 4-5 và tháng 10-11 là thích hợp. (theo nongnghiep.vn).

Cây Dứa sinh trưởng theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn cây non: tính từ thời điểm bắt đầu trồng đến hết giai đoạn sinh dưỡng. Ứng với từng điều kiện canh tác thì thời gian diễn ra giai đoạn cây non như sau:
    • Sinh trưởng trong trong điều kiện có tưới, có tủ gốc : từ 6 tháng đến 8 tháng;
    • Sinh trưởng trong trong điều kiện có tưới nhưng không có tủ gốc : từ 8 tháng đến 10 tháng;
    • Sinh trưởng trong trong điều kiện không tưới, không có tủ gốc : từ 10 tháng đến 12 tháng;
  • Giai đoạn xử lý ra hoa đến kết quả: 1 tháng
  • Giai đoạn kết quả đến chín: 1 – 1,5 tháng
  • Giai đoạn lấy chồi: 3,5 – 4 tháng

Chế độ tưới cho cây Dứa khuyến nghị theo bảng dưới đây:

Bảng  1: Chế độ tưới cho cây Dứa

Chỉ tiêu Giai đoạn phát triển (14 – 17 tháng)
Cây non Lần đầu sau khi trồng Có tưới, có tủ gốc (6 – 8 tháng) Có tưới, không tủ gốc (8 – 10 tháng) Tổng
Số lần tưới phun mưa 1 5 8 6 – 9
Mức tưới phun mưa mỗi lần  (m3/ha) 120 – 130 120 130
Tổng lượng nước tưới phun mưa (m3/ha) 120 – 130 600 1040 720 – 1170
Số lần tưới nhỏ giọt 1 5 8 6 – 9
Mức tưới nhỏ giọt mỗi lần  (m3/ha) 100 100 100
Tổng lượng nước tưới nhỏ giot (m3/ha) 100 500 800 600 – 900
Khoảng thời gian tưới (ngày) 20 30 30
Ra hoa – Kết quả 1 tháng
Số lần tưới phun mưa 1
Mức tưới (áp dụng cho cả 2 phương pháp) 100
Chín – Thu hoạch Từ 1 – 1,5 tháng
Không tưới
Lấy chồi Từ 3,5 – 4 tháng
Không tưới
READ  TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÁC CÂY RAU ĂN LÁ

Khuyến nghị:

  • Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới như sau:
    • Tổng lượng mưa trong một ngày  từ 1,0  mm trở lên:  Ngày  có mưa  không tưới, còn những ngày tiếp theo vẫn tưới bình thường theo kế hoạch đảm bảo  mức tưới cả đợt (kể cả lượng nước mưa rơi xuống)
    • Tổng lượng mưa trong một tháng từ 80 mm trở lên : tháng đó không tưới.
  • Sau mỗi lần tưới hoặc sau khi mưa to cần tiêu cạn nước trong rãnh, đặc biệt các thời kỳ cây con và thời kỳ quả chín.
  • Nên đào rãnh tiêu trong vườn Dứa đề phòng úng ngập.
  • Đặt một chai nhựa ngược xuống đất và theo dõi độ ngưng tụ bên trong, người dân có thể theo dõi được lượng bốc hơi của nước trong lòng đất. Khi các giọt nước ít đi, đó là lúc cần phải tưới (theo Nestlé VN).
  • Người dân có thể dùng một lon sữa đặc rỗng để đo lượng mưa. Ví dụ, nếu một lon sữa chuẩn chứa 1/6 lượng nước mưa, thì các cây gần đó đã nhận khoảng 100 lít nước. Lượng nước tưới sau đó có thể được điều chỉnh cho phù hợp (theo Nestlé VN).
  • Có thể chia một đợt tưới ra thành các đợt tưới nhỏ, miễn là đảm bảo tổng lượng nước của các đợt tưới bằng với mức tưới trong bảng 1 để đảm bảo độ ẩm tối ưu.
  • Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ truyền thống, các loại mùn tự nhiên để bảo vệ đất, tránh về lâu về dài đất sẽ bạc màu, chai cứng; hạn chế sử dụng phân vô cơ như NPK, Đầu Trâu, … vì dùng lâu dài sẽ gây thoái hóa đất.
  • Ở những vùng khác, trồng Thanh Long cần dựa vào điều kiện khí hậu và đất đai để điều chỉnh mức tưới phù hợp. Có thể áp dụng các mẹo đo lượng mưa và lượng bốc hơi ở trên, kết hợp với bảng 1 và kinh nghiệm tưới tại địa phương để căn chỉnh.
  • Nên tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ hoặc nilon để giữ ẩm cho gốc, hạn chế thất thoát nước do bốc hơi, do đó tiết kiệm lượng nước tưới.
READ  HƯỚNG DẪN THU HOẠCH RAU QUẢ
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *