- Sơ lược về cây Thanh Long
Thanh Long là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, thuộc họ cây xương rồng nên chịu hạn tốt và chịu mặn, chịu úng kém, được trồng ở những vùng nóng. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế hễ bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Thanh Long thích hợp trên các loại đất: đất xám bạc màu, đất phèn, cây chịu mặn kém. Bình Thuận hiện là tỉnh có số hộ trồng Thanh Long lớn nhất cả nước, với diện tích canh tác đạt 22.000 ha Thanh Long, chiếm hơn 70% tổng diện tích Thanh Long cả nước (theo VnExpress).
Hình 1 Trụ cây thanh long
Rễ Thanh Long không mọng nước nên nó không phải là nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Cây Thanh Long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh:
- Rễ địa sinh là rễ chính, phát triển từ phần lồi ở gốc hom. Sau khi đặt hom từ 10 - 20 ngày thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của chúng cũng tăng dần theo tuổi cây. Những rễ lớn đạt đường kính từ 1 - 2 cm. Rễ địa sinh có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây . Chúng phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt từ 0 – 30 cm.
- Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào trụ chống để giúp cây leo lên giá đỡ. Rễ khí sinh không có tác dụng hút ẩm hoặc dinh dưỡng mà chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần xuống đất và trở thành rễ địa sinh.
![]() |
![]() |
Hình 2 Rễ khí sinh của cây thanh long | Hình 3 Rễ địa sinh của cây thanh long |
Thanh Long trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò nên phải có trụ đỡ, trong khi ở một số nước trồng loại xương rồng thân cột. Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời gian dài. Chiều dài cành Thanh Long được khống chế để cành không chạm đất, do vậy khi cành phát triển đến mức độ nào đấy, người trồng thanh long nên cắt ngắn để cây tập trung ra hoa, tạo quả.
- Giai đoạn sinh trưởng và chế độ tưới cho cây Thanh Long
Cây Thanh Long thích hợp trồng trên nhiều loại đất, nhưng phát triển rất tốt trên đất thịt. Chính vụ của cây vào tháng 4 đến tháng 8 Dương Lịch và rải vụ từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trung bình có 5 - 7 đợt ra hoa cho Thanh Long chính vụ. Tuy nhiên hiện nay để được giá, Thanh Long có thể ra hoa quanh năm theo ý muốn. Thời gian từ khi hoa nở đến khi thu hoạch trái là 30 - 32 ngày
Thanh long thường được trồng vào tháng 10 - 11 dương lịch, ưu điểm của vụ này là:
- Nguồn hom giống dồi dào do trùng vào lúc tỉa cành.
- Lợi dụng được ẩm độ vào cuối mùa mưa.
- Ở các vùng đất thấp thì mùa này tránh được nguy cơ ngập úng.
Tuy nhiên, trồng mùa này có nhược điểm là cây chưa lớn đủ để có thể chống chịu nắng hạn, vì vậy cần chú ý tưới nước và giữ ẩm cho cây trong mùa nắng tới.
Ở những vùng thiếu nước tưới thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5), xuống giống trong thời gian này sẽ gặp khó khăn vì là mùa thanh long ra hoa nên thiếu hom, phải có kế hoạch giâm hom từ trước.
Cây Thanh Long có tuổi thọ trung bình từ 15 đến 20 năm, được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn phát triển từ 1 đến 3 năm tuổi là giai đoạn mà cây tập trung vào phát triển về độ lớn và chiều cao và bộ rễ và số cành. Số cành của cây 1 năm tuổi thường là 15-30 cành, cây 3 năm tuổi là 70-100 cành;
- Giai đoạn 2: Giai đoạn cây trưởng thành – từ 4 năm tuổi đến 11 năm. Đây là giai đoạn Thanh Long cho năng suất cao nhất, từ 4 năm tuổi trở đi chiều cao Thanh Long không phát triển nhiều nữa mà tập trung vào tạo quả;
- Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối thời kỳ sinh trưởng : từ 12 năm tuổi trở đi. Từ giai đoạn này trở đi Thanh Long bắt đầu già cỗi, năng suất giảm dần. Đây là thời điểm để thay thế một thế hệ cây non mới.
Dựa vào hình thái rễ, đặc điểm sinh trưởng (phải có trụ chống, ưa nắng) và mật độ trồng của cây (trung bình khoảng 1000 – 1.100 trụ/ha, khoảng cách 3 x 3 m), phương pháp tưới tiết kiệm cho cây Thanh Long được khuyến nghị sử dụng là phương pháp tưới nhỏ giọt quấn quanh gốc.
![]() |
Hình 4 Tưới nhỏ giọt quấn quanh gốc cho cây Thanh Long |
Đối với Thanh Long, độ ẩm thích hợp cho cây trồng phát triển tốt là từ 60 - 100% độ ẩm đồng ruộng, số lần tưới một vụ là 32 dến 37 lần, lượng nước tưới mỗi lần từ 30 đến 75 m3/ha. Quy trình tưới cho từng giai đoạn như sau:
Bảng 1 Chế độ tưới cho cây Thanh Long
Chỉ tiêu |
Giai đoạn cây phát triển (1-3 năm tuổi) |
||||
Cây 2 năm tuổi |
Tháng 11-12 |
Tháng 1-2 |
Tháng 3-4 |
Tháng 5-10 |
Cả năm |
Số lần tưới |
6-7 |
8-9 |
13-14 |
5-7 |
32-37 |
Mức tưới mỗi lần (m3/ha) |
40 |
40 |
40 |
30 |
|
Tổng lượng nước tưới (m3/ha) |
240-280 |
320-360 |
520-640 |
150-240 |
1230-1490 |
Khoảng thời gian tưới (ngày) |
8-10 |
6-7 |
4-5 |
20-30 |
|
Khi có mưa |
Lượng mưa <4mm hôm sau tưới lại với mức tưới =50%. Lượng mưa >5mm không cần tưới. |
||||
Cây 3 năm tuổi |
Tháng 11-12 |
Tháng 1-2 |
Tháng 3-4 |
Tháng 5-10 |
Cả năm |
Số lần tưới |
6-7 |
9-10 |
15-16 |
5-7 |
32-37 |
Mức tưới mỗi lần (m3/ha) |
55 |
55 |
55 |
50 |
|
Tổng lượng nước tưới (m3/ha) |
330-385 |
495-550 |
825-880 |
300-400 |
1900-2165 |
Khoảng thời gian tưới (ngày) |
8-10 |
6-7 |
4-5 |
20-30 |
|
Khi có mưa |
Lượng mưa <5mm hôm sau tưới lại với mức tưới =50%. Lượng mưa >6mm không cần tưới. |
||||
Cây trưởng thành (4 năm tuổi trở đi) |
|||||
Cây 4 năm tuổi |
Tháng 11-12 |
Tháng 1-2 |
Tháng 3-4 |
Tháng 5-10 |
Cả năm |
Số lần tưới |
6-7 |
9-10 |
15-16 |
5-7 |
32-37 |
Mức tưới mỗi lần (m3/ha) |
75 |
75 |
75 |
75 |
|
Tổng lượng nước tưới (m3/ha) |
450-525 |
675-750 |
1125-1200 |
375-525 |
2625-3000 |
Khoảng thời gian tưới (ngày) |
8-10 |
6-7 |
4-5 |
20-30 |
|
Khi có mưa |
Lượng mưa <8mm hôm sau tưới lại với mức tưới =50%. Lượng mưa >9mm không cần tưới. |
Lời khuyên:
- Để quy đổi mức tưới mỗi lần ra lượng nước tưới sử dụng cho một trụ và thời gian tưới cho một trụ, có thể áp dụng các công thức sau (mức tưới mỗi lần lấy theo bảng trên, đơn vị là m3/ha):
Bảng 2 Quy đổi mức tưới mỗi lần ra mức tưới mỗi trụ (với vườn 1100 trụ/ha)
Mức tưới mỗi lần (m3/ha) |
Mức tưới một trụ (lít) |
30 |
27 |
35 |
32 |
40 |
36 |
45 |
41 |
50 |
45 |
55 |
50 |
60 |
55 |
65 |
59 |
70 |
64 |
75 |
68 |
80 |
73 |
- Đặt một chai nhựa ngược xuống đất và theo dõi độ ngưng tụ bên trong, người dân có thể theo dõi được lượng bốc hơi của nước trong lòng đất. Khi các giọt nước ít đi, đó là lúc cần phải tưới (theo Nestlé VN).
- Người dân có thể dùng một lon sữa đặc rỗng để đo lượng mưa. Ví dụ, nếu một lon sữa chuẩn chứa 1/6 lượng nước mưa, thì các cây gần đó đã nhận khoảng 100 lít nước. Lượng nước tưới sau đó có thể được điều chỉnh cho phù hợp (theo Nestlé VN).
- Các khu canh tác nên trồng cỏ lạc hoặc các loại cây họ đậu để tăng lượng đạm tự nhiên cho cây trồng, giúp đất canh tác phát triển bền vững.
- Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ truyền thống, các loại mùn tự nhiên để bảo vệ đất, tránh về lâu về dài đất sẽ bạc màu, chai cứng; hạn chế sử dụng phân vô cơ như NPK, Đầu Trâu, … vì dùng lâu dài sẽ gây thoái hóa đất.
- Có thể chia một đợt tưới ra thành các đợt tưới nhỏ, miễn là đảm bảo tổng lượng nước của các đợt tưới bằng với mức tưới trong bảng 1 để đảm bảo độ ẩm tối ưu.
- Ở những vùng khác, trồng Thanh Long cần dựa vào điều kiện khí hậu và đất đai để điều chỉnh mức tưới phù hợp. Có thể áp dụng các mẹo đo lượng mưa và lượng bốc hơi ở trên, kết hợp với bảng 1 và kinh nghiệm tưới tại địa phương để căn chỉnh.
- Nên tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ để giữ ẩm cho gốc, hạn chế thất thoát nước do bốc hơi.
Hãy để lại thông tin và chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn