Chuyển tới nội dung
Home » TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO LẠC, KHOAI TÂY VÀ KHOAI LANG

TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO LẠC, KHOAI TÂY VÀ KHOAI LANG

  • bởi

TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO LẠC, KHOAI TÂY VÀ KHOAI LANG

  1. Sơ lược về lạc, khoai tây và khoai lang

Cây lạc hay đậu phộng, thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Nó là loài cây thân thảo hàng năm, có thể cao từ 30 – 50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1–7 cm và rộng 1–3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2–4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3–7 cm, chứa 1-4 hạt, và quả (củ) thường giấu xuống đất để phát triển.

Hình 1 Cây lạc

Khoai tây thuộc họ Cà, là loài cây nông nghiệp ngắn ngày. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Cây cao khoảng 60 cm và sẽ chết sau khi ra hoa. Hoa có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt. Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chất độc alkaloid, solanine nên không dùng để ăn được. Tất cả các giống khoai tây mới được trồng từ hạt khác so với trồng bằng củ giống. Bất cứ loại khoai tây nào cũng có thể trồng bằng củ hoặc miếng củ.

Hình 2 Hoa và “quả” khoai tây

Khoai lang là một loài cây nông nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng. Lá và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. Là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím.

Hình 3 Hoa khoai lang
  1. Giai đoạn sinh trưởng và chế độ tưới cho lạc, khoai tây và khoai lang

Do là lạc, khoai tây, khoai lang thuộc loại rau ăn củ nên kỹ thuật tưới được khyến nghị ở đây là tưới nhỏ giọt.

  • Cây lạc

2.1.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của cây lạc

Độ ẩm đất thích hợp của cây lạc phụ thuộc vào các thời kỳ sinh trưởng của nó, dao động trong khoảng từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng:

– Nảy mầm: độ ẩm thích hợp từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

– Cây con: độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 70 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

READ  Béc phun sương Spinnet SD

– Ra hoa, đâm tia, tạo quả (củ) ra hạt: độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

– Quả già: nhu cầu nước giảm, độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 70 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.

2.1.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng

– Khi làm đất gieo hạt nếu thấy đất quá khô và có độ ẩm dưới 60 % độ ẩm tối đa đồng ruộng cần cấp nước tưới với mức tưới từ 150 m3/ha đến 200 m3/ha, để qua một ngày đêm cho nước ngấm hết mới được gieo hạt.

– Thời kỳ từ lúc nẩy mầm đến 2 lá thật: nếu độ ẩm đất nhỏ hơn 60 % độ ẩm tối đa đồng ruộng cần tưới với mức từ 200 m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần.

– Thời kỳ có 2 lá thật đến trước khi ra hoa từ 10 ngày đến 12 ngày: tưới với mức 200m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần.

– Thời kỳ ra hoa, đâm tia tạo quả non ra hạt: tưới với mức từ 200 m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần.

– Thời kỳ quả già: tưới với mức 200 m3/ha/lần.

– Trước thu hoạch 1 tuần: không cần tưới.

Tổng mức tưới cả vụ trung bình 2 000 m3/ha; chu kỳ gữa hai lần tưới từ 10 ngày đến 15 ngày.

Chú thích: Thời kỳ tưới quan trọng quyết định đến năng suất lạc là thời kỳ ra hoa, đâm tia, tạo quả ra hạt.

2.1.3 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu

Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp  mưa thì điều chỉnh mức tưới như sau:

– Lượng mưa nhỏ hơn 10 mm: cần tưới đủ mức tưới;

– Lượng mưa từ 10 mm đến 20 mm: cần tưới bổ sung từ 1/2 mức tưới đến 1/3 mức tưới;

– Lượng mưa trên 20 mm: coi như một lần tưới.

– Nếu đất bị hạn cần tập trung nước tưới vào các thời kỳ cây con, tạo quả ra hạt.

Sau mỗi lần tưới hoặc sau khi mưa to cần tiêu cạn nước trong rãnh, đặc biệt các thời kỳ cây con, tạo quả và ra hạt.

  • Cây khoai tây

2.2.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của khoai tây

Độ ẩm đất thích hợp đối với cây khoai tây phụ thuộc vào các thời kỳ sinh trưởng của nó, dao động trong khoảng từ 70 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng:

– Cây con (sau khi mọc từ 12 ngày đến 15 ngày): độ ẩm thích hợp bằng 70 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

– Hình thành các tia củ: độ ẩm thích hợp bằng 70 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

– Củ phình to (thân lá phát triển): độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

– Tích lũy dưỡng chất vào củ (thân lá ngừng phát triển): độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.

2.2.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng

Khi làm đất trồng khoai tây nếu thấy đất quá khô và có độ ẩm dưới 70 % độ ẩm tối đa đồng ruộng cần cấp nước tưới với mức tưới từ 150 m3/ha đến 200 m3/ha, để qua một ngày đêm cho nước ngấm hết mới được gieo trồng.

READ  Dây gân - Lưới làm giàn cây leo

– Giai đoạn cây con: tưới với mức từ 250 m3/ha/lần đến 300 m3/ha/lần.

– Giai đoạn hình thành các tia củ: tưới với mức từ 300 m3/ha/lần đến 400 m3/ha/lần.

– Giai đoạn củ phình to và tích lũy dưỡng chất: tưới với mức từ 300 m3/ha/lần đến 400 m3/ha/lần.

– Trước thu hoạch từ 15 ngày đến 20 ngày, không cần tưới.Nếu có mưa to cần khẩn trương tiêu cạn nước trong rãnh.

Quy định về mức tưới và tổng lượng nước tưới như sau:

  1. a) Mức tưới mỗi lần:

– Đất pha cát, mức từ 200 m3/ha đến 300 m3/ha;

– Đất thịt: mức tưới từ 300 m3/ha đến 400 m3/ha;

  1. b) Tổng mức tưới cả vụ trung bình từ 1 200 m3/ha đến 2 000 m3/ha với số lần tưới từ 3 lần đến 5 lần. Chu kỳ tưới gữa hai lần tưới từ 15 ngày đến 20 ngày;
  2. c) Nên kết hợp tưới cùng với những đợt bón thúc phân vô cơ.

Chú thích: thời kỳ tưới quyết định đến năng suất khoai tây là thời kỳ hình thành tia củ, củ phình to và thời kỳ tích lũy dưỡng chất.

7.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu

Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới như sau:

– Lượng mưa nhỏ hơn 10 mm: cần tưới đủ mức tưới;

– Lượng mưa từ 10 mm đến 20 mm: cần tưới bổ sung từ 1/2 mức tưới đến 1/3 mức tưới;

– Lượng mưa trên 20 mm: coi như một lần tưới.

Khi gặp thời tiết nồm, cường độ ánh sáng yếu, độ ẩm không khí cao hoặc khi khoai tây bị bệnh mốc sương thì không cần tưới.

Nếu đất bị hạn cần tập trung tưới vào các thời kỳ củ phình to và tích lũy dưỡng chất.

Sau mỗi lần tưới hoặc sau khi mưa to cần khẩn trương tiêu cạn nước trong rãnh không để quá một ngày đêm, đặc biệt các thời kỳ củ phình to và tích lũy dưỡng chất.

  • Cây khoai lang

2.3.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của khoai lang

Độ ẩm đất thích hợp đối với cây khoai lang phụ thuộc vào các thời kỳ sinh trưởng của nó, dao động trong khoảng từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng:

– Đặt hom bén rễ đến hồi xanh: độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

– Hồi xanh đến đâm tia thành củ: độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

– Phát triển củ (củ phình to và tích lũy dưỡng chất): độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.

2.3.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng

– Làm đất đặt hom: nếu đất quá khô có độ ẩm dưới 65 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, cần tưới với mức từ 150 m3/ha đến 200 m3/ha, để qua một ngày đêm cho nước ngấm hết rồi mới tiến hành làm đất đặt hom khoai.

READ  XỬ LÝ, BẢO QUẢN CÁC LOẠI CỦ SAU THU HOẠCH

– Thời kỳ từ đặt hom đến bén rễ hồi xanh: cần tưới nước để khoai bén rễ phục hồi nhanh với mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 300 m3/ha.

– Thời kỳ từ hồi xanh đến đâm tia thành củ (sau khi trồng từ 30 ngày đến 40 ngày): bón thúc vun luống cao, kết hợp đưa nước vào rãnh.Mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 300 m3/ha.

– Thời kỳ củ phình to và tích lũy dưỡng chất (sau khi trồng từ 40 ngày đến 50 ngày): cần tưới một lần với mức từ 200 m3/ha đến 300 m3/ha.

– Trước thu hoạch từ 15 ngày đến 20 ngày: không cần tưới, nếu có mưa to cần khẩn trương tiêu cạn nước trong rãnh.

Tổng mức tưới toàn vụ từ 1 200 m3/ha đến 1 400 m/ha với số lần tưới từ 3 lần đến 4 lần.

Chú thích: Thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ hình thành tia củ, củ phình to và tích lũy dưỡng chất.

2.3.3 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu

Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới như sau:

– Lượng mưa nhỏ hơn 10 mm: cần tưới đủ mức tưới;

– Lượng mưa từ 10 mm đến 20 mm: cần tưới bổ sung từ 1/2 mức tưới đến 1/3 mức tưới;

– Lượng mưa trên 20 mm: coi như một lần tưới.

Khi xuất hiện trận mưa có tổng lượng từ 20 mm trở lên cần kịp thời tiêu ngay, không được để đọng nước trong rãnh quá một ngày đêm.

Cần chuẩn bị nguồn nước để phòng khi xảy ra hạn sẽ tập trung tưới vào các thời kỳ củ phình to và thời kỳ tích lũy dưỡng chất.

Không được tưới trong quá trình phun thuốc trừ sâu.

  1. Lời khuyên

– Đặt một chai nhựa ngược xuống đất và theo dõi độ ngưng tụ bên trong, người dân có thể theo dõi được lượng bốc hơi của nước trong lòng đất. Khi các giọt nước ít đi, đó là lúc cần phải tưới (theo Nestlé VN).

– Người dân có thể dùng một lon sữa đặc rỗng để đo lượng mưa. Ví dụ, nếu một lon sữa chuẩn chứa 1/6 lượng nước mưa, thì các cây gần đó đã nhận khoảng 100 lít nước. Lượng nước tưới sau đó có thể được điều chỉnh cho phù hợp (theo Nestlé VN).

– Có thể chia một đợt tưới ra thành các đợt tưới nhỏ, miễn là đảm bảo tổng lượng nước của các đợt tưới bằng với mức tưới trong bảng 1 để đảm bảo độ ẩm tối ưu.

– Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ truyền thống, các loại mùn tự nhiên để bảo vệ đất, tránh về lâu về dài đất sẽ bạc màu, chai  cứng; hạn chế sử dụng phân vô cơ như NPK, Đầu Trâu, … vì dùng lâu dài sẽ gây thoái hóa đất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *