Chuyển tới nội dung
Home » Chẩn đoán sâu bệnh cây trồng

Chẩn đoán sâu bệnh cây trồng

  • bởi

Chẩn đoán sâu bệnh cây trồng

Hiện việc chuẩn đoán sâu bệnh hại trên cây rồng là việc đau đầu các nhà khoa học và nông dân vì chúng rất gây hại đa dạng nên khó chuẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, với phương pháp sau đây, giúp bà con phần nào xác định cơ bản đối tượng sâu bệnh gây hại nào, trên mảnh vườn của mình.

  1. Nhóm đối tường gây hại

– Sâu gây hại: ăn lá, hút chít, đục quả…

– Bệnh gây hại: Do nấm, vi khuẩn, vi rút và thiếu dinh dưỡng.

  1. Triệu chứng gây hại

2.1 Sâu gây hại

  1. a) loại miệng nhai

Chúng gây hại như sau: ăn khuyết lá, cuốn lá,đục thân, đục cành, ngọn, gốc và rể.

  1. b) Sâu chích hút và nhện

Các sâu chích hút như bọ trĩ, rầy, rệp, bọ phấn, bọ xít và nhện thường có chung triệu chứng là:

– Trên phiến lá, bẹ lá hoặc quả có các đốm và những mảng biến màu (vàng, hơi đỏ hoặc thân đen).

– Lá nhỏ và xoăn: Bị nặng cả lá có thể khô vàng. Hiện tượng lá nhỏ và xoăn còn có thể do các sâu chích hút truyền bệnh virus, trường hợp này cây còi cọc, sinh trưởng rất kém, năng suất giảm nghiêm trọng (như với cà chua, dưa leo,…)

– Một số điển hình khác như bọ trĩ, nhện gặm chích vỏ quả cây có múi gây hiện tượng da lu (da cám), rầy nâu.

  1. c) Phân biệt với bệnh

Khác với bệnh, sâu mới gây hại trên lá: thường gây vết thương cơ giới ( tế bào lá không bị khô ngay ), chúng thường có phân, mạng nhện gần nơi gây hại. Chúng núp dưới mặt lá, trong thân và dưới đất.

– Trên trái chúng thường phá hủy biểu bì lá và đục trái

2.2 Bệnh gây hại

  1. a) do vi sinh vật tấn công

Nhóm này gồm có nấm, vi khuẩn và virus gây ra. Chúng có triệu chứng rất đa dạng:

– Đốm lá: Vết đốm hơi tròn hoặc có góc cạnh, khô, bị hại nặng nhiều vết liên kết làm khô cháy một mảnh lá (điển hình như bệnh đạo ôn gây cháy lá lúa, bệnh thán thư trên dưa,…). Trên vết bệnh già thường có các hạt đen nhỏ li ti là các ổ bào tử nấm. Khác với sâu do nấm hút chít tế bào lá nên lá chỉ bị khô nhưng ít bị thủng lá.

READ  Hướng dẫn trồng rau thủy canh

– Thối nhũn, héo xanh, biến dạng

  1. b) Cách phân biệt bệnh do nấm, vi khuẩn và virus

– Nấm hút chít nên tế bào lá thường hay bị khô, trên lá khi khô thường xuất hiện tế bào nấm có màu sắc khác nhau: màu đen, trắng…

– Với vi khuẩn: thường có vẻ ướt, đôi khi sinh giọt mủ vàng, chỗ vết bệnh thối nhũn, có dịch nhờn, mùi hôi.

– Virus :Các bệnh do virus trên các loại cây có triệu chứng điển hình là lá nhỏ, có vệt biến màu loang lổ, đọt và lá non xoăn lại, cây thấp bé hẳn đi (hiện tượng xoăn lá).

Triệu chứng chung của bệnh là biến màu và biến dạng trên đọt, lá non và toàn thân. Bệnh virus thường kèm theo triệu chứng do các sâu chích hút và cũng là môi giới truyền bệnh. Là nhóm bệnh phổ biến và nguy hiểm trên các cây cà chua, ớt, dưa leo, đu đủ,…

  1. c) Bệnh do dinh dưỡng

dựa vào pH, Ec, và quá trình bón phân để trị ( do phần này viết quá nhiều nếu anh em muốn sẽ viết lại)

Nguồn Huy Vu Nguyen

  1. Phương pháp cải tạo đất nâng cao:

Khi nói về biện pháp cải tạo đất. Hầu hết nghỉ ngay đến hữu cơ và biochar… Tuy nhiên, muốn xác định phương pháp cải tạo đất tốt nhất thì ta phải căn cứ vào cây trồng và loại đất cụ thể như sau:

  1. xác định cây trồng chính

– Đất cát thích hợp cho cây có củ

– Đất thịt thích hợp cho cây ăn trái và cây màu màu ăn lá và quả

– Đất sét hầu như khá kén cây trồng, đây là loại đất xấu thường tận dụng trồng rừng và cây công nghiệp

  1. xác định cơ đấu đất (loại đất) và phương pháp cải tạo
  2. a) Xác định loại đất
READ  CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO CÂY NGƯU TẤT

– Xác định cơ bản

Có một cách tương đối đơn giản là hãy đặt một ít đất vào lòng bàn tay của mình và từ từ làm ẩm, sau đó bạn để nó chảy giữa các ngón tay.

+ Nếu cảm thấy có sạn thì đất của bạn là đất cát

+ Nếu thấy trơn khi phấn rôm lấp nhấp thì là đất bùn

+ Nếu thấy thô, ráp khi khô, dính hoặc trơn tuột khi ướt hay có độ dai dai thì là dạng đất sét.

b- Xác định nâng cao

Các loại đất thường được xác định theo loại hạt có trong đất như cát, bùn hay đất sét. Bằng cách kiểm tra đơn giản, bạn có thể dễ dàng bạn đang có loại đất nào. Dưới đây là các bước kiểm tra bạn có thể áp dụng:

– Cho đất trên tầng mặt vào 1.3 chai thủy tinh loại 1 lít và đổ nước vào gần đầy chai.

– Vít chặt lắp chai và lắc hỗn hợp bên trong cho tới khi những cục đất tan ra.

– Đặt cái chai trên một bậu cửa sổ và xem các hạt lớn hơn bắt đầu chìm xuống đáy chai.

– Trong một hoặc hai phút, phần cát của đất sẽ lắng xuống đấy chai (xem hình minh họa). Hãy đánh dấu mức cát trên thành chai.

– Để cái chai chưa lắng hết trong một vài tiếng. Các hạt bùn mịn hơn sẽ dần lắng trên lớp cát. Bạn sẽ thấy các lớp có màu sắc khác nhau một chút, thể hiện rõ các loại hạt khác nhau.

– Cứ để chai đó qua đêm. Lớp tiếp theo phía trên lớp bùn sẽ là đất sét. Đánh dấu độ dày của lớp đó. Phía trên lớp đất sét sẽ là một lớp mỏng các chất hữu cơ. Một vài trong số các chất hữu cơ này có thể nổi trên nước. Thực tế, cái chai lẽ ra phải tối màu và đầy những cặn hữu cơ nổi lên. Nếu không bạn có thể cần phải bổ sung thêm chất hữu cơ để cải thiện tính màu mỡ và cấu trúc của đất.

READ  PHÂN TRÙN QUẾ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

3) Phương pháp cải tạo

– Đất cát: chứa 0-10% sét, 0-10% bùn, 80-100% cát. Đây là loại đất thích hợp trồng cây có củ. Muốn cải tạo thành đất thịt ( đất bùn) thì phải bón thêm hữu cơ, biochar và đất sét. Liều lượng căn cứ vào cây trồng cụ thể.

– Đất thịt chứa 10-30% đất sét, 30-50% đất bùn, 25-50%. thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đây là loại đất tốt. Tuy nhiên, cần theo dõi và bổ sủng tỉ lệ Cát: Bùn: Sét hợp lý, tránh sau một thời gian canh tác đất chuyển từ đất thịt sang đất sét.

– Đất sét: 50-100 đất sét, 0-45% đất bùn, 0-45% Đất bùn. Đây là loại đất có tỉ lệ đất sét cao. tùy thuộc vào tỉ lệ bùn: cát mà ta bổ sung thích hợp.

Lưu ý:

Phương pháp cải tạo bổ sung cát, bùn, sét thường được tiến hành trước khi trồng và bổ sung định kỳ sau 6 tháng tiếp theo. Nên kết hợp đồng thời trồng cây phân xanh ở những vùng đất xấu có nhiều cát và sét 1-2 vụ để giảm chi phí bón phân hữu cơ sau này.

Muốn tăng hàm lượng mùn ngoài trồng cây phân xanh thì ta có thể bổ sung bằng cách vét bùn đáy ao. Chọn phân hữu cơ cải tạo cho phù hợp với cây trồng như: phân heo bón cho cây có củ, phân bò bón cho cây có múi, phân gà bón cho tiêu hoặc nếu không nắm rỏ thì tốt nhất nên sử dụng phân bò hoặc phân trùn quế.

Để tiến hành giảm chi phí cho những lần bón bổ sung, ta có thể bổ sung thêm sét, cát vào hổn hợp ủ phân hữu cơ để làm đất sạch để bón.

Ta chỉ cần cải tạo đất ở tầng canh tác 30-50 cm là đạt yêu cầu nhằm tránh phát sinh chi phí sản xuất.

Nguồn Huy Vu Nguyen

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *