Chuyển tới nội dung
Home » MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÒ

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÒ

  • bởi

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÒ

Phân bò là phân của bò thải ra. Phân bò được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích và có giá trị kinh tế cao. Một số tác dụng của phân bò có thể kể đến là khi ướt có thể dùng làm phân bón cho cây trồng hoặc xử lý để làm phân hữu cơ. Phân bò khi phơi khô thành bánh được dùng làm nguyên liệu cho chất đốt, đây là thứ rất quý đối với người dân du mục trên thảo nguyên và sa mạc vì ở đó không có củi và rơm. Nó đôi khi được cho là có khả năng sát khuẩn và chữa bệnh theo những niềm tin tôn giáo của Ấn Độ (theo Wikipedia).

Hình 1 Phân bò

Ở Việt Nam, phân bò được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp, nhất là các cây trồng có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cà phê, bưởi, cam, nhãn, mít,…. Với đặc điểm thân thiện với môi trường, chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, phân bò là loại phân tốt có tác dụng cải tạo đất nhờ hoạt động của các vi sinh vật có lợi, giúp cho đất trở nên tơi xốp, giảm thất thoát hơi nước, tăng mùn đất bền vững, giúp cho cây trồng tăng cả về chất lượng lẫn sản lượng quả…

Để sử dụng phân bò hợp lý, xin bà con lưu ý một số điểm như sau:

  1. Phải biết nguồn gốc rõ ràng nơi nuôi bò cho phân

Nhiều người mua phân bò về mà không tìm hiểu nguồn gốc của bò cho phân được nuôi từ đâu? Đối với bò được nuôi từ vùng nước ô nhiễm, mặn hay lợ… khi vệ sinh rửa chuồng trại, người chăn nuôi thường dùng nước này để rửa chuồng, dẫn đến nước, chất ô nhiễm sẽ bị thấm vào phân. Đặc biệt là hàm lượng muối trong nước mặn sẽ thấm vào phân bò, gây nên tình trạng chai đất. Do đó bà con cần tìm hiểu kỹ về nơi nuôi bò, thức ăn cho bò trước khi mua.

  1. Phương pháp ủ phân bò hiệu quả (có thể áp dụng cho mọi loại phân chuồng)

Nguyên liệu:

  1. Phân chuồng, cỏ, xơ dừa, vỏ cà phê, trấu,…
  2. 1 kg Trichoderma ủ cho 500kg phân chuồng
  3. Bạt che, đậy kín tránh ảnh hưởng của mưa nắng
READ  Lưới chắn côn trùng chống UV

Tiến hành:

  1. Phân khô mua về trộn, trải đều thành lớp sâu 25 – 30 cm
  2. Pha 1 kg Trichoderma với 200 lít nước
  3. Cho dung dịch vừa pha vào vòi hoa sen, tưới đều lên lớp phân vừa trải. Tưới đủ ẩm (nắm phân chuồng lên tay có cảm giác mát, vắt ko ra nước).
  4. Tiếp tục trải thêm một lớp phân chuồng dày 25 – 30 cm lên lớp vừa trải, và tiếp tục tưới như trên. Làm tương tự như vậy đến hết đống. Chú ý tưới vừa đủ, không được tưới đẫm quá.
  5. Sau khi làm xong, bà con tiến hành xúc lại phân chuồng thành đống, rồi đậy bạt lại.
  6. Sau 10 ngày, bà con mở bạt ra kiểm tra. Nắm phân chuồng lên bằng tay và cảm nhận độ ẩm. Nếu khô quá thì bà con có thể tưới thêm nước.
  7. Trộn đều phân, đánh đống và đắp bạt ủ lại.
  8. Sau 30 ngày tiếp theo (1 tháng), bà con mở bạt ra kiểm tra. Phân chuồng lúc này đã được ủ hoai mục hết, và cũng không còn nóng nữa. Lúc này, bà con có thể sử dụng để bón cho cây trồng.
  9. Ngoài ra có thể sử dụng Trichoderma để tưới cho cây con, giúp tăng sức đề kháng của cây trồng, tăng sức chống chịu sâu bệnh của rễ. Liều lương sử dụng tương tự như trên, hòa theo tỷ lệ 1 kg Trichoderma với 200 lít nước.
READ  Những nguyên nhân rụng, nứt trái quan trọng chưa được quan tâm nhiều vào mùa mưa

Trichoderma là một loại nấm sống phổ biến trong đất, ở nơi có nhiều dinh dưỡng, chất hữu cơ… Đây là nấm hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng với nhiều loại nấm hại gây bệnh trên cây trồng. Do đó các chế phẩm từ Trichoderma là chế phẩm sinh học hữu cơ, rất thân thiện đối với sự phát triển của cây.

Phân hữu cơ ủ theo phương pháp trên có thể sử dụng để thay thế cho 20 – 30 % lượng phân hóa học hàng năm, giúp cây trồng cho năng suất cao, giúp đất không bị thoái hóa,  góp phần quan trọng cho một nền nông nghiệp bền vững.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *